Key FOB là gì? Hướng dẫn sử dụng hệ thống Smartkey hiệu quả
Hiện nay, không khó để thấy rằng hệ thống Smartkey đã và đang được sử dụng rất phổ biến ở thị trường xe máy Việt Nam. Có thể nói Key FOB và Smartkey chính là một bước đột phá trong công nghệ giúp ngăn ngừa tình trạng trộm cướp xe hoành hành ở nước ta bao lâu nay.
Tuy nhiên, Key FOB là gì và hệ thống Smartkey hoạt động như thế nào là những câu hỏi được đặt ra không ít trong thời gian gần đây. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về hệ thống Smartkey, Key Fob và cách để sử dụng hệ thống này hiệu quả nhất.
Mục lục
Key FOB là gì?
Key FOB, thiết bị điều khiển cầm tay (remote), là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống Smartkey của xe máy. Thiết bị điện tử này hoạt động dựa trên cơ chế xác thực thông qua các mã bảo vệ.
Tương tự như Token Card sử dụng các mã OTP dùng một lần và được tạo ngẫu nhiên để thực hiện giao dịch, Key FOB cũng xác thực người dùng theo thời gian thực. Thiết bị sẽ tạo ra các đoạn mã ngẫu nhiên, thay đổi định kỳ và các chu kỳ đổi mã thường khoảng 30 – 60 giây.
Chính nhờ sự mã hóa và thay đổi liên tục ở các đoạn mã mà Key FOB tạo ra, rất khó để ai đó có thể sao chép sóng của những chiếc chìa khóa này. Do đó, độ an toàn khi sử dụng Smartkey được người dùng đánh giá rất cao.
Vậy thì hệ thống Smartkey có cấu tạo như thế nào?
Hệ thống Smartkey có cấu tạo gồm?
Hệ thống Smartkey có cấu tạo bao gồm 5 bộ phận chủ yếu, cụ thể:
- Thiết bị điều khiển Key FOB (Remote);
- Cụm khóa thông minh (núm vặn);
- Bộ điều khiển khóa thông minh (SCU: SMART Control Unit);
- Bộ vi xử lý trung tâm (ECU)
- Hệ thống đầu kết nối khẩn cấp (đề phòng trường hợp mất Key FOB)
Với 5 bộ phận trên, hệ thống này hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động của hệ thống Smartkey
Hệ thống Khóa thông minh này hoạt động dựa trên cơ chế đối chiếu mã xác nhận (ID) giữa 3 phần của hệ thống: bộ điều khiển khóa thông minh, thiết bị điều khiển FOB và bộ vi xử lý trung tâm của xe.
Bộ xử lý trung tâm (CPU) của bộ điều khiển SCU sẽ được khởi động khi người dùng ấn vào núm khóa điện. Lúc này, Ăng ten tích hợp bên trong sẽ lần lượt đối chiếu mã xác nhận với thiết bị điều khiển Key FOB.
Cần lưu ý một điểm là quá trình đối chiếu này chỉ diễn ra trong phạm vi cho phép trao đổi tín hiệu và khi remote Key FOB đang được Bật. Khi thiết bị điều khiển Key FOB Tắt thì dù có trong phạm vi trao đổi tín hiệu cho phép đi chăng nữa thì quá trình đối chiếu mã này cũng không thể diễn ra được.
Khi kết thúc quá trình đối chiếu mã xác nhận giữa SCU và Key FOB, người lái xe có thể xoay núm khóa để Tắt hoặc Bật khóa điện, mở khóa cổ xe, khóa yên xe. Và khi người lái xoay núm khóa điện sang vị trí Bật, bộ điều khiển thông minh SCU sẽ gửi ID đồng bộ tới bộ vi xử lý trung tâm. ID này sẽ được bộ vi xử lý trung tâm ECM đối chiếu với bộ mã đã được cài đặt và lưu trữ trong bộ nhớ từ trước. Chỉ khi quá trình đối chiếu hoàn tất, động cơ mới có thể được khởi động.
Có nên sử dụng hệ thống Smartkey cho xe?
Mặc dù hệ thống khóa thông minh Smartkey mang lại cho người dùng rất nhiều tiện ích, thế nhưng vẫn không thể phủ nhận Smartkey vẫn có một số điểm hạn chế nhất định. Cụ thể:
Ưu điểm
- Loại bỏ hoàn toàn ổ khóa và thay bằng nút vặn cùng Smartkey. Từ đây, bạn không còn phải lo lắng về trường hợp quên rút chìa khóa xe dẫn đến bị mất xe.
- Xe sẽ được tự động nhận diện thông qua mã hóa khi bạn tiến lại gần xe với thiết bị Key FOB trên người. Đồng thời, xe cũng sẽ tự động khóa lại khi bạn rời khỏi xe một khoảng cách nhất định.
- Hệ thống Smartkey được trang bị cụm khóa thông minh chống mọi tác động từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là không ai có thể bẻ khóa và dắt xe của bạn đi khi không có bạn ở gần bấm khóa.
Hạn chế
- Khi mới sử dụng, có thể bạn chưa quen với việc vặn lại núm điều khiển, điều này sẽ dẫn đến việc điện ở ắc quy cạn kiệt và bạn chỉ có thể dắt xe ra tiệm nạp thêm điện nếu xe không đủ điện để cung cấp cho hệ thống.
- Mỗi xe chỉ được cấp 2 khóa thông minh và nếu bạn làm mất cả 2 khóa thì bạn phải đến cửa hàng chính hãng để làm lại. Chi phí cho một lần làm lại khóa là khá cao, từ 5 – 7 triệu đồng.
Có thể thấy rằng, mặc dù với những hạn chế trên nhưng Key FOB vẫn được không ít người dùng yêu thích và sử dụng bởi sự thuận tiện và tính an toàn cao mà hệ thống này mang lại, điều mà khóa truyền thống không thể nào có được.
>>> Xem thêm: Các loại khóa thông minh tốt nhất hiện nay
Một số lưu ý để sử dụng Key FOB hiệu quả
Để khắc phục những mặt hạn chế của hệ thống và sử dụng Key FOB một cách hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau đây. Cụ thể:
- Nhớ và giữ gìn mã ID cẩn thẩn để phòng trường hợp mất khóa, bạn có thể làm lại chìa khóa smartkey mới.
- Hạn chế để chìa khóa dính nước hoặc bị va chạm mạnh bởi bên trong Key FOB là hệ thống mạch điện, bảng điều khiển nên rất dễ hỏng.
- Kiểm tra và thay pin định kỳ cho Key FOB với loại PIN chuẩn chính hãng.
- Thao tác tháo lắp khi thay PIN cho Key FOB cần phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng.
- Đến các trung tâm sửa chữa kịp thời nếu Key FOB có hiện tượng thu nhận tín hiệu kém, không ổn định.
Chắc hẳn bài viết trên đã phần nào giúp bạn biết được Key FOB là gì và hiểu rõ hơn về hệ thống Smartkey, cũng như cách để sử dụng hệ thống này hiệu quả nhất. Hi vọng với những thông tin mà Sửa khóa 24/7 HCM vừa cung cấp, bạn có thể đưa ra quyết định có nên sử dụng Key FOB hay không và nên sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả.
LEAVE A REPLY
You must be logged in to post a comment.